Scroll Top
D1 Tầng 14, Golden King, Số 15 Nguyễn Lương Bằng, P. Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Chuyển giá trong giao dịch liên kết

Chuyển giá trong giao dịch liên kết

Trong năm 2017, với sự ra đời của Nghị định 20/2017 và Thông tư 41/2017, chuyển giá trong giao dịch liên kết thực sự đã trở thành một vấn đề nóng được chú ý nhất trong lĩnh vực thuế tại Việt Nam. 

Thực trạng chuyển giá trong giao dịch liên kết

Có nhiều thủ thuật được các tập đoàn đa quốc gia sử dụng thực hiện chuyển giá tại Việt Nam. Một trong số đó là nhập khẩu những máy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi kép từ hoạt động này. Một mặt được ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Mặt khác có thể nâng khống giá trị máy móc làm tăng chi phí dẫn đến giảm số thuế TNDN. Do trong nước chưa sản xuất được, nên cơ quan thuế thiếu cơ sở đánh giá đúng giá trị thực.

Nhiều người vẫn còn nhớ thời điểm 2015, Formosa đã được hoàn thuế GTGT lên đến 13 nghìn tỷ đồng. Phần lớn đến từ thuế GTGT được khấu trừ của máy móc thiết bị nhập khẩu. Và nhiều câu hỏi đã được đặt ra liệu có hành vi khai khống giá trị máy móc ở đây.

Do thực tế chi phí sản xuất đầu vào ở mỗi quốc gia là khác nhau. Cụ thể là chi phí nhân công, chi phí vận chuyển, cơ sở hạ tầng, thuế suất…. Do đó các tập đoàn đa quốc gia dễ dàng lợi dụng để thực hiện việc chuyển giá.

Chuyển giá trong giao dịch liên kết

Văn bản pháp luật về chuyển giá trong giao dịch liên kết

Với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã ban hành nhiều ưu đãi về thuế. Ví dụ như miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, miễn giảm thuế đến 9 năm,…

Bên cạnh đó là các quy định nhằm siết chặt việc chuyển giá trong giao dịch liên kết. Mới đây là Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn số 41/2017/TT-BTC. Trong đó quy định chi tiết biểu mẫu, báo cáo mà doanh nghiệp giao dịch liên kết buộc phải nộp. Đồng thời nêu rõ các trường hợp có quan Thuế có quyền ấn định tuyệt đối giá chuyển nhượng.

Đi kèm với văn bản mới ban hành là đôi ngũ nhân sự thực thi pháp luật. Đã có bốn phòng thanh tra giá chuyển nhượng thành lập trong 2016. Đó là các phòng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Đội ngũ này được dự báo sẽ là nhân tố chính nhằm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tiêu cực trong quản lý chuyển giá

Vấn đề con người luôn là vấn đề phức tạp nhất. Mặc dù hệ thống văn bản pháp luật đã theo sát các nước trên thế giới. Tuy nhiên, không thể loại trừ hành vi dung túng từ các cơ quan quản lý. Thực tế cho thấy đã có việc thỏa thuận mức nộp thuế giữa doanh nghiệp và cán bộ quản lý. Điều này vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho cán bộ quản lý. Đó là doanh nghiệp nộp tiền phạt ít hơn và không mang tiếng vi phạm pháp luật. Tuy nhiên ngân sách nhà nước sẽ bị thất thu.

Cần khuyến khích các doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế thực hiện đúng quy định pháp luật. Từ đó tạo ra công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Nếu quý doanh nghiệp quan tâm đến dịch vụ tư vấn giá chuyển nhượng của Vinasc, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ gửi báo giá chi tiết để quý vị tiện xem xét.