Scroll Top
D1 Tầng 14, Golden King, Số 15 Nguyễn Lương Bằng, P. Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Báo cáo giao dịch liên kết

Báo cáo giao dịch liên kết

Nghị định số 20 và Thông tư số 41 về nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có hiệu lực thi hành từ năm 2017. Trong đó, đã bổ sung các nghĩa vụ lập báo cáo giao dịch liên kết còn gọi là hồ sơ quốc gia, báo cáo lợi nhuận liên quốc gia và hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu.

Quy định mới về kê khai, xác định giá giao dịch liên kết

Thay đổi quy định về Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Yêu cầu về Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo Nghị định mới. Có tham khảo chương trình hành động BEPS của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Do đó, quy định mới có nhiều điểm chính xác và chặt chẽ hơn quy định trong TT 66/2010/TT-BTC. Cụ thể, hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm:

  • Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu Mô tả tổng quan về tập đoàn và hoạt động của tập đoàn;
  • Hồ sơ quốc gia cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động và các giao dịch tại từng quốc gia tương ứng; và
  • Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao. Bao gồm các thông tin liên quan đến lợi nhuận và số thuế phải nộp của các tập đoàn đa quốc gia. Cùng với một số chỉ số liên quan đến hoạt động kinh tế của tập đoàn.

Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán. thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế. Khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế. Thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 15 ngày làm việc. Kể từ khi nhận được yêu cầu của Cơ quan thuế.

Kê khai xác định giá giao dịch liên kết – Mẫu số 01

Người nộp thuế có giao dịch liên kết có trách nhiệm kê khai. thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết. Bao gồm phương pháp, giá trị, loại giao dịch liên kết, quốc gia của bên liên kết, v.v. Cùng với các thông tin khác và nộp trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Các thông tin này được kê khai theo Mẫu số 01 (cùng với Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp). Sự thay đổi đáng kể trong Mẫu số 01 là việc yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kết quả kinh doanh của người nộp thuế một cách tự nguyện, theo ba (3) mẫu dành cho

  • người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ;
  • người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng; và
  • người nộp thuế là các công ty giao dịch liên kết tại Mục III (Thông tin xác định giá giao dịch liên kết) và Mục IV (Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch liên kết)

nguyên tắc và quy định mới về báo cáo giao dịch liên kết

Nghị định 20 đưa ra một số nguyên tắc và quy định mới, bao gồm:

  • Nguyên tắc mới “Bản chất quyết định hình thức” thể hiện việc phân tích xác định giá giao dịch liên kết có thể vượt ra ngoài hình thức của giao dịch được thể hiện trong hợp đồng, văn bản nhằm mục đích phân tích bản chất liên quan đến hoạt động tạo ra giá trị. Dự kiến cơ quan thuế có thể xem xét hợp đồng trước khi xem xét giao dịch thực tế dựa trên bản chất. Nhằm giảm thiểu gánh nặng chứng minh cho người nộp thuế.
  • Đánh giá mức độ tương đương của các Giao dịch liên kết với các giao dịch độc lập (Nguyên tắc giao dịch độc lập); và
  • Cân nhắc toàn bộ quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình.
    Việc áp dụng những nguyên tắc này sẽ giúp cơ quan thuế có thể không công nhận. Hoặc phân loại lại các giao dịch liên kết trong trường hợp các giao dịch này làm giảm thu nhập chịu thuế hay nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Báo cáo giao dịch liên kết

Sửa đổi định nghĩa về các bên có quan hệ liên kết

Theo Nghị định 20, mối quan hệ liên kết trong trường hợp kiểm soát đầu vào và đầu ra được loại bỏ. Cụ thể là một doanh nghiệp cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào; hoặc kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng sản phẩm tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phẩm) của một doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, ngưỡng xác định mối quan hệ liên kết được sửa đổi. Ví dụ, tỷ lệ góp vốn trực tiếp và gián tiếp tăng từ 20% lên 25%; tỷ lệ nợ trên vốn góp chủ sở hữu trong trường hợp bảo lãnh từ tập đoàn hoặc bất kỳ khoản vay nào tăng từ 20% lên 25%.

Nghị định 20 cũng bổ sung một số số định nghĩa mới về mối quan hệ liên kết khác. Bao gồm

  • một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân. Thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó. Hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp; và
  • các doanh nghiệp chịu sự điều hành và kiểm soát quyết định trên thực tế. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

Khoản vay giữa các bên liên kết

Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ vào chi phí tính thuế. Không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA).

Thứ tự lựa chọn ưu tiên đối tượng so sánh độc lập

Thứ tự lựa chọn ưu tiên đối tượng so sánh độc lập được quy định trong Nghị định khi lập báo cáo giao dịch liên kết. Trong đó yêu cầu việc phân tích tính tương đồng và các khác biệt trọng yếu định tính. Và định lượng khi lựa chọn đối tượng so sánh nước ngoài tại các thị trường địa lý khác. Cụ thể, thứ tự ưu tiên lựa chọn đối tượng so sánh độc lập được quy định như sau:

  • so sánh nội bộ của người nộp thuế;
  • so sánh cư trú cùng quốc gia, lãnh thổ với người nộp thuế
  • Đối tượng ở các nước trong khu vực có điều kiện ngành và trình độ phát triển kinh tế tương đồng.

Sử dụng cơ sở dữ liệu (“CSDL”)

CSDL của Cơ quan thuế chỉ được sử dụng cho mục đích đánh giá rủi ro của Cơ quan thuế. CSDL thương mại và thông tin được công bố công khai sẽ được xem xét. Để áp dụng trong trường hợp ấn định thuế trong các cuộc thanh tra giá chuyển nhượng.

Tuy nhiên, trong một số cuộc thanh tra giá chuyển nhượng. Khi người nộp thuế không kê khai Mẫu 01. Hoặc không xuất trình Hồ sơ xác định giá Giao dịch liên kết đúng thời hạn quy định. Cơ quan thuế có quyền hạn tuyệt đối trong việc ấn định giá chuyển nhượng. Lợi nhuận của người nộp thuế dựa trên CSDL của Cơ quan thuế.

Dựa trên kinh nghiệm của Vinasc trong một số cuộc thanh tra giá chuyển nhượng gần đây. Phân tích so sánh do người nộp thuế chuẩn bị sẽ được Cơ quan thuế chấp nhận. Nếu phân tích này được thực hiện chặt chẽ và đáng tin cậy.

Hãy liên hệ với bộ phận Dịch vụ chuyển giá của Vinasc để được tư vấn chi tiết nhất.